Nên tiếp cận chủ nghĩa tối giản như thế nào?

Hiện tại thì mình chưa quăng hết 90% đồ đạc đâu. (cười)

Đùa vậy chứ, mình chưa bao giờ nghĩ là sẽ cho/bán/quăng hết 90% đồ đạc của mình, mà mình cũng chẳng đo lường xem thử bao nhiêu đồ của mình đã được dẹp bớt nữa. Mình nghĩ việc đó cũng không quan trọng lắm. Mỗi lần dọn dẹp lại đồ đạc thì mình đều có thể dẹp bớt đồ gì đó mà mình thấy không cần thiết và cũng không có giá trị với mình, qua thời gian thì mình nghĩ những gì ở lại với mình đều là đồ mình yêu quý mà thôi. : )

Hôm nay mình viết về cách bản thân mình biết đến, tiếp cận và nghiên cứu về chủ nghĩa tối giản (minimalism). Mình nghĩ bây giờ chỉ cần lên google gõ từ khoá thì cũng dễ dàng cho chúng ta biết thêm về xu hướng sống này, và sau một thời gian ngụp lặn với các videos, bài viết, blogs, cũng như cả podcasts, mình chỉ muốn chia sẻ những cách tiếp cận mà mình nghĩ có ích và tiết kiệm thời gian nhất. Mọi người cùng xem với mình nhé.

  1. The Minimalists – Những người tiên phong
Source: theminimalists.com

Mình biết đến việc tối giản và dọn dẹp đồ đạc từ quyển sách The Life-Changing Magic of Tidying Up của tác giả Marie Kondo, tuy nhiên để thực sự hiểu về chủ nghĩa tối giản, mình phải xem bộ phim tài liệu Minimalism – A Documentary About the Important Things (Tạm dịch: Chủ nghĩa tối giản – Phim tài liệu về những điều quan trọng). Bộ phim xoay quanh cuộc sống của những người sống tối giản (minimalists) để hiểu thêm về ý nghĩa, lợi ích về vật chất lẫn tinh thần mà chủ nghĩa tối giản mang lại cho con người. Rất rất nhiều câu chuyện, bằng chứng, và thông điệp mà bộ phim đưa ra, để cho chúng ta thấy được vấn đề của việc mua sắm, chứa chất đồ đạc một cách không cân nhắc hoặc mang tính cưỡng chế, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tối giản cuộc sống của mình. Bộ phim này chắc chắn là một khởi đầu đơn giản và đầy thông tin cho những ai muốn tìm hiểu xu hướng này.

Ngoài ra, hai nhà sản xuất của bộ phim là Joshua Fields Millburn và Ryan Nicodemus cũng có trang web của họ là theminimalists.com. Trong trang này có rất nhiều bài viết hay và thông tin bổ ích. :D Ngoài ra họ còn làm cả podcasts về chủ nghĩa tối giản, sức khoẻ tinh thần và thể chất, kỹ năng sống, và hiệu suất công việc. Nghe podcasts của họ cũng là cách để nâng cao tiếng Anh của chúng ta đấy : P

2. Youtube thẳng tiến

Sau khi mình xem phim cũng như đọc bài ở theminimalists.com, mình cũng tiếp tục tìm kiếm thông tin trên mạng, đặc biệt là ở Youtube vì mình hay xem Youtube khi mình ăn và nghe Youtube khi mình chuẩn bị để ra ngoài hoặc dọn dẹp (mặc dù không chánh niệm lắm nhưng mình phải kết hợp vậy cho tiết kiệm thời gian :( ). Rõ ràng thì trên youtube có rất nhiều videos về chủ nghĩa tối giản, nhưng mình nhận thấy chỉ có ba kênh Youtube là mình thích xem và thu nhặt được nhiều thông tin nhất. Đó là kênh của Rachel Aust, Jenny Mustard và Sadia. Trong ba kênh thì mình thích nhất là kênh của hai cô Jenny Mustard và Sadia vì ngoài chủ nghĩa tối giản thì họ cũng có nhiều videos liên quan đến sức khoẻ, ăn uống cho vegans, cũng như khía cạnh cuộc sống khác.

Một số videos yêu thích của mình:

BEGINNER’S GUIDE TO MINIMALISM

BENEFITS OF MINIMALISM » + common minimalism mistake 

DECLUTTER YOUR LIFE » 10 questions to ask yourself

Playlist về chủ nghĩa tối giản: https://tinyurl.com/lmljk9f  (Jenny Mustard)

Playlist về chủ nghĩa tối giản: https://tinyurl.com/mt6obx3 (Rachel Aust)

Xem hết đống này thì coi như cũng chuyên nghiệp về chủ nghĩa tối giản rồi, hehe.

3. Tiếng Việt thì sao?

Mình thì thích đọc blog thepresentwriter của chị Chi Nguyễn. Vậy thôi : P

4. Đặt câu hỏi cho bản thân. 

Trước khi có bất cứ thay đổi này, mình thường hay đặt câu hỏi cho bản thân, về cách mình đang sống, việc mình đang làm. Từ đó mình mới có thể đưa ra quyết định phù hợp và đúng đắn. Đối với việc theo đuổi chủ nghĩa tối giản cũng vậy. Mình cũng từng là người “bị thích” mua sắm, giữ rất nhiều đồ trong nhà, sưu tập cái này cái kia. Khi biết đến chủ nghĩa tối giản, mình bắt đầu nhìn lại bản thân, nhìn lại căn phòng mình, xem lại việc chi tiêu, mình bắt đầu… thấy hoảng. Đó cũng là lúc mình biết mình phải thay đổi rồi. : )

5. Đừng định kiến, giữ một tâm trí cởi mở và thoải mái. 

Mình nghĩ có rất nhiều người sẽ nghĩ chủ nghĩa tối giản là một việc gì đó rất khắc khổ, rảnh rỗi, dở hơi, thậm chí hơi… bệnh. Mình nghĩ nhưng suy nghĩ ấy đều xuất phát từ việc chúng ta chưa tìm hiểu rõ ràng mà đã vội đưa ra ý kiến chủ quan. Mình tin rằng việc theo đuổi chủ nghĩa tối giản có thể giải phóng bản thân ra khỏi rất nhiều sự ràng buộc, và có thể tập trung vào những điều quan trọng nhất. Và để bước vào sự giải phóng ấy, giữ trong mình một tâm trí cởi mở và thoải mái là điều rất cần thiết. Take it slow, and easy, my friends. :P

Một số định kiến, quan niệm sai về chủ nghĩa tối giản:

  1. Chúng ta phải có một số lượng đồ đạc nhất định. (50 vật, 100 vật, 9 vật??? Làm gì có chuyện đó!)
  2. Tối giản đồ đạc là đủ rồi! (Không, cả công việc, sức khoẻ tinh thần, công nghệ, thông tin, tất cả đều phải được cân nhắc.)
  3. Vất bỏ đồ đạc là lãng phí. (Đem quyên góp, bán, tặng luôn là giải pháp mà ^_^)
  4. Lúc nào cũng phải trắng, đen. (Không có bất cứ giới hạn màu sắc nào với lối sống này cả. Chủ nghĩa tối giản là lối sống, không phải là xu hướng trang phục, thẩm mĩ hay có bất cứ quy tắc khắt khe nào cả. Chúng ta hoàn toàn có thể mang màu sắc mà mình yêu thích, dù là trắng đen hay là hồng vàng. Sự thật là đồ của mình toàn đen xám chủ yếu vì mình thích hai màu đó chứ nó chẳng liên quan gì đến minimalism cả, hehe.)

Và còn rất nhiều quan niệm sai khác nữa mà mình sẽ viết rõ hơn trong một bài viết khác.

6. Cho bản thân thời gian. 

Để học, để thử, để tiếp tục theo đuổi. Mình mặc dù đã theo đuổi chủ nghĩa tối giản cũng gần nửa năm nhưng mình chưa hài lòng về đồ đạc trong phòng mình, vì nhiều lý do mình buộc phải giữ lại một số đồ. Nhưng trong tương lai gần mình biết là mình sẽ cho, tặng và quyên góp hết, nên mình vẫn luôn thấy yên tâm và tin tưởng vào quyết định của bản thân. Mình nghĩ mọi sự thay đổi đều cần thời gian để bản thân quen thuộc và thấy dễ chịu. Nên mình luôn tránh gây áp lực và tạo suy nghĩ lo âu cho bản thân. Tối giản suy nghĩ tiêu cực là chìa khoá!

Để hiểu thêm về chủ nghĩa tối giản, mọi người có thể đọc thêm về bài viết giới thiệu của mình. Chúng ta có nên theo đuổi chủ nghĩa tối giản? 

Vậy nhé, hẹn gặp mọi người ở bài viết khác. Thương.

Hoại Băng

 

3 thoughts on “Nên tiếp cận chủ nghĩa tối giản như thế nào?”

  1. Chủ nghĩa tối giản ở thế giới hiện tại cũng giống như những căn nhà lá, nhà đất “việt nam” nằm ở đâu đó rải rác quanh thành phố. So sánh như vậy là vì nó sẽ không thể tồn tại mãi trong một đời người, người có thể hứng thú với nó trong một thời gian ngắn, nhưng để ở lại mãi thì là không hoặc là sẽ rất phải cố gắng, mất đi sự tự nhiên bắt buộc phải có của con người.
    Người ta đi vào nhà thì phải ném cái áo khoác lên cái kệ hoặc treo nó lên, móc cái chìa khóa, đôi khi một số thứ phải để hơi lộn xộn, tất cả những cái tạo xung đột và mớ hỗn độn do con người tạo ra trong quá trình sống chính là tính người, là cái phần người trong cuộc sống, nếu gỡ bỏ nó đi thì sẽ thật lạnh lùng và gượng ép, bất tự nhiên.
    Nên t nghĩ, chỉ có thể xem nó như một hobby, ví dụ trong một phòng thì có 1 góc tối giản để ví dụ chụp ảnh, trong 1 căn nhà thì có 1 phòng, trong một quyển sổ thì có vài trang sách hoàn hảo.

    Like

    1. Cái mi đang giữ là định kiến, t không nghĩ mi hiểu rõ về bản chất của minimalism nên m nói vậy. Minimalism không phải là chìa khoá váng, là thứ gì đó hoàn hảo cho tất cả mọi người. Có người cảm thấy hợp, có người không, nhưng t nghĩ là những ai thực sự đi theo nó là đã tìm ra sức mạnh của nó.
      Minimalism không phải là quy tắc khô khan, không phải là sự cắt xén tất cả mọi thứ để rồi cảm thấy miserable trong ngôi nhà trống trải lạnh lẽo, minimalism tìm về những điều quan trọng nhất, giúp con người hiểu được cái gì có giá trị, cái gì không có, để tập trung thời gian, sức lực cho những gì quan trọng nhất.
      Có người thích sự ngăn nắp, có người thích chút lộn xộn, t không tin vào thứ gọi là “tính người” như mi quy về chung vậy, đa dạng ở đâu cũng có, chưa kể yếu tố xã hội nào cũng có thẻ ảnh hưởng lên “tính người.” Đến cuối cùng, đơn giản chỉ là tìm thấy cái gì hợp với bản thân, làm bản thân mình thấy hạnh phúc là được rồi. Vô số người tìm thấy trong sự bừa bộn, thì cũng vô số người tìm thấy trong sự tối giản gọn gàng.
      Cuối cùng thì, phải thử mới biết được. Hợp thì đi tới cùng, không hợp thì tạm biệt. Đơn giản vậy thôi : )

      Like

  2. Vậy thì sẽ gọi là simplicity? sự đơn giản trong lối sống thôi vì minimalism mạnh mẽ hơn nhiều, hơn chỉ là sự chọn lựa xem có hợp hơn, hay là sự lựa chọn gì cần và gì không cần, minimalism theo t cũng như perfectionist ấy, có thể có người nhận mình là perfectionist nếu có cảm giác mong muốn hướng đến sự hoàn hảo ở mọi việc, nhưng theo t sẽ không bao giờ có thể gọi là perfectionist thực sự nếu không làm, mà chỉ muốn. Minimalism cũng vậy, cần commitment nhất định, vậy có thể sẽ chỉ nên gọi là sự đơn giản hóa lối sống, vì cuối cùng nếu như m nói thì cũng chỉ đơn giản là hướng đến sự hạnh phúc thật tâm, sự đơn giản trong cuộc sống và muốn nắm chặt lấy hơn những thứ quan trọng nhất.
    Cái tính người, không phải quy chụp, mà nó là vậy, là bình thường, cái t nói không có gì mới cả và càng k phải chỉ là khác biệt giữa ngăn nắp và gọn gàng, mà là tính người, là cái quá trình sai phạm và xin lỗi, quá trình từ gọn gàng tới bừa bộn rồi xoay vòng vậy, nó bình thường, lối sống thì sẽ là vậy và luôn là vậy.
    Định kiến hay không, thì đương nhiên, một người nói ra bằng suy nghĩ của họ thì phải biased :) cái suy nghĩ phải từ có định kiến, để khi làm gì thì có lí do và có thể gọi nó là của mình, nhỉ. đây đâu phải report khoa học đâu haha.
    Bản thân trong kiến trúc thì trường phái tối giản – trừ khoảng thời gian nó vừa được tìm ra, thì đến giờ nó không sống cũng k chết, đâu đó có mình thấy cái nhà của họ tối giản một ít chỗ này chỗ nọ, nhưng đã lâu lắm rồi chưa có công trình nào tối giản và tối giản toàn bộ cả, nên nếu để ý, m sẽ chỉ thấy tối giản tổng thể bị mất dần, và thường hơn là người ta tối giản ở những thứ lẻ tẻ, vật dụng sử dụng hằng ngày, – vì cái sự đó đơn giản, dễ dàng và dễ thích hơn – và người ta cũng gần hơn với đơn giản, không phải tối giản.

    Liked by 1 person

Leave a comment