Kaizen – Tích tiểu thành đại mỗi ngày

Tự nhiên mình cảm thấy việc chơi cờ vây có chút tinh thần Kaizen :P

Chào mọi người, trước đây mình đã từng tổng hợp một bài viết ngắn về Kaizen, giờ mình muốn phát triển phải viết đó hơn, cho mọi người cùng hiểu sâu và áp dụng Kaizen nhiều trong cuộc sống hằng ngày hơn. 

  1. Kaizen là gì? 

Kaizen là thuật ngữ kinh tế của người Nhật, bao gồm chữ Kai 改 (“kai”) có nghĩa là thay đổi và từ 善 (“zen”) có nghĩa là tốt hơn. Như vậy Kaizen có thể xem là quan niệm về sự thay đổi để tốt hơn, và nó còn chú trọng đến việc cải tiến liên tục, không ngừng để trở nên tốt hơn.

Trong môi trường làm việc như ở công ty, Kaizen nhấn mạnh vào sự cải thiện của mỗi một cá nhân kể từ đó nâng cao toàn bộ hiệu suất và chất lượng của cả cộng đồng. Kaizen đòi hỏi sự bền bỉ, cố gắng không ngừng cũng như đòi hỏi sự đột phá mang tính sáng tạo. Ngoài ra, những đặc điểm cơ bản của Kaizen bao gồm sự tích tiểu thành đại, cắt giảm sự lãng phí, cam kết và nỗ lực, sự hợp tác và làm việc có ăn ý giữa tất cả mọi người trong nhóm/công ty.

Như vậy, Kaizen là cách làm việc, cách sống, cách tư duy của rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân Nhật Bản, và nó cũng đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới vì kết quả ấn tượng mà nó mang lại.

2. Áp dụng Kaizen 


Rõ ràng thì Kaizen được sử dụng rất phổ biến trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất tập thể, nhưng nó cũng mang lại rất nhiều ý tưởng cho việc cải thiện bản thân. Để áp dụng tư tưởng Kaizen vào trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể bắt đầu từ những việc sau.

– Bắt đầu từ những thay đổi nhỏ, và thực hiện thay đổi đó hằng ngày, nhằm tạo ra sự cải tiến nhỏ hằng ngày. Quá trình này phải xảy ra LIÊN TỤC, từng ngày từng ngày một.
– Không lãng phí thời gian cũng như sức lực cuả mình. Biết đâu là điều nên làm, đâu là việc nên gạt bỏ trong thời gian biểu của mình.
– Thừa nhận khuyết điểm của bản thân, đưa ra những ý tưởng làm thế nào để thay đổi những khuyết điểm đó. Cởi mở, sáng tạo, và tìm nhiều phương pháp khác nhau để làm mới chính mình.
– Luôn luôn có nhật ký ghi chép lại quá trình làm việc, thay đổi và cải tiến của mình.
– Học cách tận dụng tối đa hai bán cầu não, nâng cao cả tư duy sáng tạo lẫn suy nghĩ logic hệ thống của bản thân. 
– Hiểu được đây là một quá trình thay đổi qua thời gian, vì thế kiên nhẫn là điều rất quan trọng.

3. Năm W và một H của Kaizen 

Trong bảng dưới đây là những câu hỏi mang tính chất gợi ý và phân tích vấn đề. Mọi người có thể dùng bảng câu hỏi này để phân tích những việc mà bản thân phải làm trong quá trình phát triển bản thân hoặc xây dựng thành phẩm nào đó. 

Ví dụ như công việc của mình là xây dựng và phát triển blog the mini hygge này. Mình sẽ trả lời các câu hỏi như:

  • Ai đang làm việc này? Bản thân mình. Ai đã làm việc này? Bloggers nổi tiếng (từ đó mình học hỏi). 
  • Việc gì phải làm? Viết, cập nhật nội dung. Việc gì đã được hoàn thành? Có website, đăng bài, có fanpage. Việc gì nên được làm? Thiết kế header và logo cho blog.
  • Làm việc này ở đâu? Công việc trên mạng xã hội, blog cá nhân. 
  • Khi nào mình cần phải có header? Đầu năm sau. Khi nào cần có bài về Kaizen này? Thứ sáu tuần này.
  • Tại sao phải phát triển blog hơn? Vì blog còn nhỏ lẻ, đây là công việc mình yêu thích. Tại sao lại làm bằng cách này? Viết lách là lợi thế của mình.
  • Xây dựng blog như thế nào? Viết bài, đăng content, chạy marketing trong tương lai. Việc này nên hoàn thành như thế nào? Mỗi ngày đều có content, một video một tuần, phát triển thêm về podcast và interview người khác.

Vậy đó là ví dụ mình sử dụng bảng câu hỏi này của Kaizen để quản lý và phát triển công việc.

Mọi người hãy thử tìm hiểu về Kaizen và xem xét thử nó có hợp với công việc của mình không nhé. Chúc các bạn có một tuần làm việc hiệu quả và vui vẻ.^_^ 

Hoại Băng. 

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s