Từng chặng nhỏ tạo dựng thương hiệu cá nhân – Chặng 2

 

Chào mừng mọi người đã quay lại với series tạo dựng thương hiệu cá nhân. Trong phần 1, mình đã nói đến việc thiết lập hệ thống niềm tin như một sự khởi đầu trong việc xác định thương hiệu của mỗi cá nhân sẽ là gì, cũng như định hướng con đường cho mỗi người. Trong phần hai này, mình sẽ thảo luận về hai vấn đề: thiết lập môi trường xung quanh bạn và những bước cần thiết để chuẩn bị cho bản thân trước khi bắt đầu xây dựng thương hiệu cho mình.

A. Thiết lập môi trường

Mình nghĩ sẽ có một số người đánh giá thấp tác động của môi trường lên quá trình làm việc của bạn. Môi trường mình nhắc tới bao gồm môi trường vật lý (không gian sống, không gian làm việc), môi trường mạng (Facebook, web cá nhân, báo chí, mối quan hệ trên mạng), và môi trường con người (những người xung quanh bạn). Mọi người hãy cùng đi sâu vào việc thiết lập từng môi trường một với mình nhé.

  1. Môi trường vật lý.

Đây là lúc bạn nên nhìn nhận lại không gian sống, không gian làm việc của mình. Nơi đó có bừa bộn hay không, có sự hài hoà và tạo nên cảm hứng hay không, nơi đó có đủ ánh sáng/sự yên tĩnh/nhiệt độ vừa phải cho bạn làm việc và học tập không? Chắc hẳn bạn đang thắc mắc không gian thì liên quan gì đến việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Thật ra thì nếu như nơi làm việc, nơi sống của bạn không mang lại cảm giác thoải mái và gây cảm hứng cho bạn, thì nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất và tâm trạng khi làm việc của bạn đấy.

Bạn hãy biến nơi làm việc của bạn thành “đầu não thiết lập thương hiệu” (branding headquarter) mà khi ở đây bạn sẽ thực hiện rất nhiều những công việc liên quan đến personal branding của mình: viết, sáng tạo, thực hành, luyện tập, giao tiếp… Bạn có thể luân chuyển địa điểm làm việc của mình, tuy nhiên tốt hơn hết là chúng ta nên có một địa điểm cố định cho hầu hết các công việc.

Sắp xếp không gian gọn gàng, trang trí với những hình ảnh liên quan đến thương hiệu bạn muốn tạo dựng (nếu bạn thích cảm hứng đến từ tranh ảnh), đặt tại liệu tại nơi bạn làm việc, loại bỏ những vật dụng không liên quan đến công việc, đặt những vật dụng khác có ích với quá trình tạo dựng thương hiệu của bạn xung quanh nơi bạn sống. Mục đích của tất cả những việc này là để tạo ra môi trường luôn nhắc nhở rằng bạn đang xây dựng thương hiệu và tạo điều kiện cho bạn thực hiện quá trình branding của mình.

2. Môi trường mạng. 

Điều đầu tiên là bạn phải xác định bạn sẽ có được input gì và output gì từ hoạt động mạng xã hội của mình. Bạn nên lựa chọn sẽ like, follow, đọc những trang gì và loại bỏ những trang gì ra khỏi newfeed của mình. Tốt hơn nữa là bạn có thể thử theo dõi những trang liên quan đến brand mà bạn muốn xây dựng cho bản thân. Ví dụ nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu là một dịch giả giỏi trong lĩnh vực tâm lý, thì những trang mình khuyến khích bạn theo dõi chính là những trang viết về dịch thuật, về tâm lý, và cả trang của những dịch giả tài năng khác.

Về output, đây chính là những nội dung mà bạn đăng tải trên mạng. Khi xác định rằng bạn muốn xây dựng thương hiệu, mình nghĩ bạn nên hạn chế share những thông tin liên quan đến vui chơi/ăn uống/showbiz (trừ phi bạn muốn xây dựng brand trong những lĩnh vực này) và những cảm xúc cá nhân, suy nghĩ bâng quơ không liên quan đến branding. Một cách khác là bạn có thể sở hữu một tài khoản cho công việc, và một tài khoản cho cuộc sống cá nhân. Đối với mình thì mình ưu ái việc dùng một tài khoản và 90% thời gian sẽ sử dụng cho công việc hơn.

Ngoài ra, trang mạng của bạn cũng là nơi để bạn bắt đầu branding bằng những việc: đăng tải thông tin xoay quanh công việc bạn đang làm, ảnh mà bạn chụp được, những bài viết bạn làm, và giới thiệu về những gì bạn đang xây dựng. Từ đó, những người khác đọc được sẽ hiểu là bạn đang đi theo con đường như vậy, và nếu có cơ hội nào trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi, họ sẽ tìm đến bạn. Tuyệt vời nhất là khi bạn branding đến một mức độ nào đó, Google sẽ ôm ấp cái tên của bạn vào lòng với nhiều thông tin công việc.

Cuối cùng, không gian mạng cũng là địa điểm vàng để bạn có nhận xét, feedback, thậm chí là phê bình từ người khác. Điều quan trọng là bạn sử dụng những nhận xét đó để hoàn thiện bản thân và hoàn thiện brand của mình

3. Môi trường con người. 

Những thân, bạn bè nhìn nhận về bạn thế nào? Ai là người ảnh hưởng công việc, lịch sinh hoạt, đời sống của bạn nhiều nhất? Làm thế nào để cho những người khác biết là bạn đang làm việc trong lĩnh vực này và đang xây dựng thương hiệu riêng của mình? Đối tác, sếp, nhân viên, đồng nghiệp của bạn nghĩ gì về bạn? Bạn có thể tìm đến ai để giới thiệu thương hiệu bản thân hoặc để học tập trong quá trình branding của mình?

Họ có biết là bạn đang xây dựng thương hiệu không?

Nếu bạn có câu trả rời rõ ràng cho những câu hỏi trên, thì đó là lúc bạn sẵn sàng thiết lập môi trường con người cho quá trình xây dựng thương hiệu của mình rồi. Điều quan trọng trong môi trường con người là bạn để người khác biết bạn đang làm việc này, và họ sẽ tìm đến bạn khi có công việc liên quan đến thương hiệu của bạn. Đồng thời, bạn không nên để những người xung quanh làm ảnh hưởng đến quá trình branding của mình, ví dụ như biết từ chối một số việc hay một số cuộc gặp gỡ, không để người khác cản trở và gây phiền nhiễu trong thời gian bạn làm việc. Mình tin rằng việc xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài và đòi hỏi nhiều sức lực, chứ không phải khẳng định với mọi người một lần là “Tôi đang xây dựng thương hiệu của mình là abc,xyz” là xong. Đây là một con đường theo đuổi sự phát triển bản thân và để người khác biết đến trong lĩnh vực của mình, và nếu có thể, hãy hạn chế tối đa sự xao nhãng và lãng phí thời gian.

 

B. Thiết lập bản thân 

Trong việc thiết lập bản thân, mình xin được gợi ý một số việc phải làm như sau: 

  • Lên kế hoạch những việc cần làm
  • Set goals  – Xây dựng tầm nhìn, liệt kê các mục tiêu cần đạt được
  • Tạo ra một cái tên thương hiệu của bạn: có thể là tên bạn, hoặc một cái tên có ý nghĩa với bạn (như tên brand của mình là the mini hygge chẳng hạn)
  • Xác định ai sẽ là đối tượng có khả năng thuê/tìm đến bạn để bàn chuyện công việc nhất
  • Thu thập tài liệu, nghiên cứu thông tin và mở rộng kiến thức
  • Đặt tài liệu ở nơi bạn làm việc
  • Chuẩn bị tâm lý, mindset cho quá trình làm việc chăm chỉ và lâu dài
  • Cắt giảm thời gian chơi bời, hạn chế lãng phí thời gian
  • Bắt đầu sử dụng mạng xã hội như một kênh truyền thông cho thương hiệu của mình 
  • Giới thiệu sản phẩm của mình cho người khác (online và offline) 
  • Học cách làm truyền thông, đặc biệt là trở nên xuất sắc trong việc giới thiệu và quảng bá brand của mình
  • Chủ động liên hệ với những người khác để giới thiệu về bản thân và sản phẩm 
  • Mật độ chia sẻ nội dung/sản phẩm/brand không nên quá thấp
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm, và kỹ năng bản thân 
  • Sáng tạo trong quảng cáo để thu hút nhiều đối tượng 
  • Tham gia các hoạt động, sự kiên liên qua đến lĩnh vực mình theo đuổi
  • Tìm bạn cùng phát triển 
  • Tìm người hướng dẫn, mentor để xin cố vấn và feedback 

Từ những gợi ý trên, bạn có thể tìm ra những việc cần phải làm khác và điều chỉnh hướng đi sao cho phù hợp với chính mình. 

Từ chương 1 và chương 2 của series, bạn đã cảm thấy sẵn sàng để xây dựng thương hiệu cá nhân của mình chưa? Comment cho mình biết nhé. 

Keep hygge,

Hoại Băng. 

 

Advertisement

4 thoughts on “Từng chặng nhỏ tạo dựng thương hiệu cá nhân – Chặng 2”

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s