Mặc dù đã viết bài giới thiệu cách đây cũng khá lâu nhưng đến bây giờ mình mới cảm thấy kiến thức mình có khá đủ để bắt tay vào viết những bài khác trong series Micronutrients 1o1. Những bạn nào mới đến blog của mình hoặc chưa biết đến series Micronutrients 101 của mình có thể tìm đọc bài viết giới thiệu về các nguyên tố vi lượng mà mình đã viết trước đây nhé.
Nhân tiện mình cũng sẽ nhắc lại định nghĩa về các nguyên tố vi lượng luôn ha.
“Micronutrients, dịch ra tiếng Việt là nguyên tố vi lượng hoặc dinh dưỡng vi mô. Chúng là những nguyên tố được tìm thấy trong thực phẩm, vô cùng quan trọng trong việc tạo ra năng lượng, bảo vệ sức khoẻ và phát triển cơ thể con người. Chúng được hấp thụ bằng các tế bào trong cơ thể, với một lượng nhỏ nhưng cần sự đều đặn. Các nguyên tố vi lượng này rất da dạng, và sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng này có thể dẫn đến một số bệnh trạng như: suy nhược tâm thần, tiêu hóa kém, loãng xương, bệnh tuyến giáp… ”
Và để bắt đầu với series này thì mình sẽ viết bài giới thiệu các loại vitamins cho các bạn, bao gồm nguồn gốc thực phẩm của nó, những tác dụng, và tác hại của việc không cung cấp đủ các loại vitamins này là gì, vv… Mặc dù đặt tên là câu chuyện của vitamins cho oai thế thôi chứ bài này mình liệt kê thông tin là chủ yếu hà, hihi.
Lưu ý: Mình sẽ để tên các nguyên tố bằng tiếng Anh. Đồng thời các dấu hiệu cũng như biện pháp áp dụng của các nguyên tố đều mang tính chất tham khảo, không phải để cho các bạn tự mình chữa bệnh cho bản thân mà không nghiên cứu kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến chuyên gia trước nhé.
Chúng ta bắt đầu thôi.
Về cơ bản, chúng ta có 2 loại vitamin – vitamins hoà tan trong chất béo (fat-soluble vitamins) và vitamins hoà tan trong nước (water-soluble vitamins). Sự phân loại này mô tả cách thức mà một vitamin nào đó được hấp thu, dự trữ, và loại bỏ khỏi cơ thể chúng ta. Ví dụ như vitamin A sẽ được hấp thụ cùng với các chất béo khác trong bữa ăn, và có thể được dự trữ dưới dạng tế bào mỡ.
Vitamins hoà tan trong chất béo bao gồm: vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin F. Các vitamins còn lại sẽ là các vitamins hoà tan trong nước.
- Vitamin A
Vitamin A được chia ra làm hai loại là Retinol và Beta Carotene. Những bạn gái nào hay dưỡng da chắc cũng thường nghe đến việc dùng sản phẩm có Retinol để trị thâm mụn và trị vết nhăn ha. Đó là vitamin A đó. Và hẳn mọi người thường nghĩ cà rốt có nhiều vitamin A, nên cái tên Beta Carotene hẳn cũng sẽ quen thuộc với các bạn.
Điều gì khác nhau giữa hai loại vitamins A này? Thật tế, Retinol có nguồn gốc từ động vật, và Beta Carotene có nguồn gốc từ thực vật. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng chuyển hoá Beta Carotene sang Retinol nên các bạn ăn chay yên tâm nhé.
Nguồn thực phẩm (Natural sources) vitamin A tự nhiên bao gồm: Trái cây, rau củ có màu xanh và vàng như khoa tây, khoai mỡ, rau muống, rau cải, cải xoăn, cải xanh, đu đủ, bí đỏ, rau bina, cà rốt, bí ngô, tỏi, tảo biển và rong biển.
Những nguyên tố vi lượng khác sẽ hỗ trợ quá trình hấp thu vitamin A (Synergistic nutrients): và được khuyến khích kết hợp: vitamin B phức hợp, Choline, vitamin C,D,E,F. Calcium, Phosphorus, và Zinc.
Những nguyên tố/chất khác gây cản trở hoặc đối nghịch của vitamin A (Antagonistic substances): cồn, cà phê, quá nhiều Iron, dầu khoáng, cortisone, nitrtes, sodium benzoate, ánh sáng mạnh, ánh sáng cực tím, thiếu vitamin D.
Những biểu hiện thế lý khi cơ thể thiếu vitamin A (Deficiency symptoms): mụn, nhọt, dị ứng, mất khẩu vị, khô tóc, mệt mỏi, viêm dạ dày, bệnh tăng nhãn áp, ngứa mắt, đỏ mắt, mất khứu khác, mất thị lực về đêm, đau đầu liên tục, lão hoá sớm, vô sinh hoặc khó sinh, da khô và sần sùi, viêm xoang, dễ bị nhiễm trùng.
Tác dụng sinh hoá của vitamin A (Physiological effects): Duy trì và chữa trị các tế bào cơ thể, hạn chế sự nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng, gia tăng thị giác và chống mất thị giác về đêm, cần thiết cho việc tái tạo các tế bào da, ngăn ngừa ung thu, giúp cho sự phát triển của xương, tóc, răng, nướu, và da, chống lại sự ô nhiễm.
Áp dụng chữa trị của vitamin A (Therapeutic applications): nghiện rượu, dị ứng, viêm khớp, hen suyễn, viêm phế quản, ung thư (miệng, thanh quản, thực quản, bàng quang, nội mạc tử cung, ngực, phổi, tuyến tiền liệt, cổ tử cung, kết tràng, dạ dày), bệnh tim mạch, bệnh cảm, tiểu đường, loét dạ dày, viêm gan, đau nửa đầu, bệnh về da (mụn, khô, vảy nến, chàm), viêm xoang, căng tẳng, bệnh về răng nướu.
2. Vitamin D
Chúng ta thường nghe vitamin D tốt cho xương nè, rằng chúng ta nên phơi nắng buổi sáng sớm để hấp thụ vitamin D vào người. Những bạn du học hoặc đang sống ở các nước lạnh, ít nắng mặt trời chắc cũng hay nghe khuyên là uống vitamin vào để chống căn bệnh trầm cảm theo mùa đúng không? Vậy các bạn có biết ngoài phơi nắng và dùng thêm vitamin dạng viên thì còn cách nào để chúng ta cung cấp vitamin D cho cơ thể không nè?
Natural resources: khoai lang, dầu thực vật ép lạnh, yến mạch. Ngoài ra các loại sữa hạt và đậu đóng hộp cũng thường sẽ có vitamin D thêm vào đấy, mặc dù nó không phải là nguồn tự nhiên trực tiếp.
Synergistic nutrients: vitamin A, Choline, vitamin C, F. Calcium và Phosphorus.
Antagonistic substances: dầu khoáng, không có đủ ánh nắng, thuốc nhuận tràng.
Deficiency symptoms: đau xương khớp, viêm khớp, đau rát cổ họng, đục thuỷ tinh thể, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, men răng, mệt mỏi, mất ngủ, bệnh thận, nhức mỏi và yếu cơ, cận thị, bồn chồn, loãng xương, mềm răng, tiêu hoá kém, còi xương, trầm cảm.
Physiological effects: hỗ trợ sự hấp thụ vitamin A, hỗ trợ sự tiêu hoá Calcium và Phosphorus (hình thành xương), nâng cao chứng năng miễn dịch và chức năng của tim, duy trì hệ thần kinh, duy trì sư đông máu bình thuường, phục hồi da, giảm động kinh.
Therapeutic applications: nghiện rượu, dị ứng, viêm khớp, viêm bàng quang, động kinh, có thể hữu dụng trong việc chữa trị ung thư, chống và chữa trị bệnh loãng xương, bệnh về da, căng thẳng
3. Vitamin E (Tocopherol)
Đây cũng là một vitamin quen thuộc mà chúng ta hay nghe các bà các mẹ kháo nhau dùng để đẹp da và chống lão hoá ha. Vitamin E thật sự có vai trò quan trọng trong việc chống lão hoá, bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc đến từ môi trường..
Natural resources: gạo nâu, gạo lức, rau có màu xanh đậm, dầu thực vật ướp lạnh, các loại đậu, đậu ve, hạt, yến mạch, bánh mì-gạo nguyên hạt/nguyên cám, hạt hướng dương, olive, đu đủ, mầm lúa mì
Synergistic nutrients: vitamin A, vitamin B phức hợp, B1, Inositol, vitamin C, F. Manganese, Selenium, Phosphorus
Antagonistic substances: thuốc tránh thai, chlorine, dầu khoáng, dầu mỡ ôi thiu, thực phẩm qua chế biến, thuốc nhuận tràng
Deficiency symptoms: thoái hoá hệ thần kinh, tóc khô và rụng tóc, sưng tuyến tiền liệt, đau dạ dày, bệnh tim (lên cơn đau tim, đau thắt ngực), bệnh trĩ, bị bất lực, rối loạn kinh nguyệt, sẩy thai, vỡ tế bào máu, vô sinh, suy tĩnh mạch, co quặp các mô liên kết
Physiological effects: giảm quá trình lão hoá, tăng cường các tường mao mạch, tốt cho việc thụ tinh, giảm cholesterol trong máu, đẩy mạnh lưu thông máu đến tim và đến các chi, lợi sinh lý cho nam, bảo vệ phổi khỏi ô nhiễm môi trường, duy trì cơ và các tế bào thần kinh, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ các tế bào bình thường khỏi các chất hoá trị, giảm chịu trứng PMS (tiền mãn kinh), hỗ trợ điều trị xơ vữa ngực
Therapeutic applications: hỗ trợ ngăn ngừa việc sẩy thai, dị ứng, viên khớp, chứng xơ cứng động mạch, hói, tiểu đường, lé mắt, viêm bàng quang, cholesterol cao, vấn đề liên quan đến kinh nguyệt, bệnh tim, đau nửa đầu, cận thị, thừa cân, sưng tĩnh mạch, suy tĩnh mạch, căn thẳng, chữa lành vết thương. Có thể dùng bên ngoài cho các vết bỏng, sẹo, nếp nhăn, vết thương…
4. Vitamin F (Unsaturated fatty acid)
Đây hẳn là một vitamin trông có vẻ lạ lạ với mọi người ha. Bản thân mình cũng thấy vậy. Đây là vitamin đến từ các loại acid chất béo không bão hoà, đặc biệt dùng để điều trị các ván đề liên quan đến da và tóc đấy các bạn ạ.
Natural resources: quả bơ, dầu thực vật ép lạnh, hạt gai dầu (hemp), hạt hướng dương, hạt óc chó, mầm lúa mì, đậu nành, rau có màu xanh đậm
Synergistic nutrients: vitamin A, C, D, E. Phosphorus
Antagonistic substances: gốc tự do trong không khí, bức xạ, x-rays, ánh sáng
Deficiency symptoms: mụn, dị ứng, bệnh celiac (không dung nạp gluten), giảm khuẩn tiêu hoá, viêm da, da khô, tóc khô giòn, gàu, vẩy nến, sỏi thận, đau dạ dày, biến dạng hình thành tế bào, vấn đề về móng, vấn đề về sinh sản, thiếu cân, suy tĩnh mạch, nhiễm nấm men, lở loét
Physiological effects: trị mụn, hỗ trợ hoạt động bình thường của các tuyến (tuyến yên và thượng thận), dị ứng, đông máu, hô hấp của tế bào, dưỡng da khô và màng nhầy của da, tóc khô giòn vẩy nến và vấn đề về móng, giảm cholesterol, ngăn ngừa tắc mạch máu, duy trì cân nặng, ổn định huyết áp
Therapeutic applications: hỗ trợ điều trị dị ứng, chứng xơ vữa động mạch, viêm da, hói, viêm phế quản, hen, cao cholesterol, vẩy nến, vấn đề liên quan đến túi mật, bệnh tim, cao huyết áp, chứng tăng động ở trẻ, bệnh lupus, loét chân, có thể hỗ trợ điều trị hưng cảm và tâm thần phân liệt, triệu chứng tiền mãn kinh, bênh lở loét da, cân bằng cân nặng
Phù, tổng hợp bài như thế này tốn nhiều thời gian ghê các bạn ạ, Hôm nay mình dừng lại ngang đây ha, phần tiếp theo mình sẽ viết tiếp về các vitamin hoà tan trong nước. Mong rằng bài viết này sẽ có ích cho các bạn.
Keep hygge
Hoại Băng
References: Tài liệu đặc biệt mình nhận được ở trường : P. – From The Institute of Holistic Nutrition (IHN)